Hướng dẫn kỹ thuật dán vải dán tường

23/02/2019 10:30:11
Chia sẻ:

Thi công vải dán tường sẫm màu, mẫu trơn:

Vải dán tường sẽ được sản xuất trong nhiều đợt khác nhau, hoặc một số mẫu hàng được sản xuất với số lượng lớn thì màu sắc có xu hướng tiệm tiến dần, có mức độ chênh lệch ≤ 1%. Thông thường chỉ rơi vào những mẫu trơn, màu tối sẫm, không có hoa văn, họa tiết.

Vậy nên khi thi công dán vải trên thực địa cần phải lưu ý về:

  • Số thứ tự cuộn (1~100…)
  • Số thứ tự thùng (REF./No.: 1~100)
  • Số Lot sản xuất (C/No: 1~100)
  • Mã hàng hóa: ITEM NO.: tùy vào bộ sưu tập mà có số mã khác nhau.
  • Mẫu có đóng dấu dán đảo đầu: 

Nhằm để phòng tránh hiện tượng có sai biệt về màu sắc khi thi công: tương phản về màu sắc, khác màu, …

Vì vậy, khi tổ chức thi công trong một không gian, một khu vực, hay giới hạn trong một phạm vi nào đó. Xin các kỹ thuật viên thi công vui lòng chọn vải theo nguyên tắc sau:

  1. Chọn cùng Lot sản xuất.
  2. Chọn thứ tự thùng từ thấp đến cao.
  3. Chọn thứ tự cuộn từ nhỏ đến lớn.
  4. Canh hoa khi ráp mí đối với những mẫu có họa tiết chìm hoặc nổi.

Chú ý: Mẫu sản phẩm có đóng dấu dán đảo chiều (hình 3 mũi tên ngược chiều nhau).

Dán tấm thứ nhất hoàn tất, đến dán tấm thứ hai thì đảo chiều tấm vải lại, rồi lần lượt áp dụng cho các tấm tiếp theo như cách trên cho đến kết thúc mảng tường cần dán (chỉ áp dụng với những mẫu màu trơn).

Bề mặt tường trước khi dán cần xử lý phẳng, làm sạch bụi bẩn, áp dụng dung dịch bảo vệ tường (nếu cần thiết) và sử dụng đúng chủng loại keo dán chuyên dụng (keo MV, keo S-2000…) do nhà máy cung cấp.     

CÁC BƯỚC THI CÔNG DÁN VẢI SỢI THỦY TINH

Bước 1: Chuẩn bị

  • Keo chuyên dụng S.2000
  • Keo chuyên dụng MV K-500
  • Roler (loại dùng cho sơn nước)
  • Cọ lông (dùng quét keo vào những chỗ góc, ngách, bậu cửa sổ v.v..)
  • Miếng gạt nhựa (có độ cứng cao để dễ thao tác)
  • Khăn vải sạch và miếng xốp hút nước.
  • Cây lăn mí
  • Dao rọc giấy + bộ lưỡi dao dự phòng.
  • Dao cạo (làm vệ sinh bề mặt tường).
  • Thước dây.
  • Dụng cụ lấy mực, thước level ( nếu cần), bút chì.
  • Xô pha keo loại dung tích 5 lít.
  • Thiết bị pha keo (nếu không có thì pha bằng tay).
  • Túi đeo đựng đồ nghề.
  • Thang nhôm.

Bước 2: Pha keo

Định lượng một bịch hồ dán tiêu chuẩn S.2000 = 2kg, keo MV 500gram.
* Một bịch keo S.2000 pha với 4 lít nước + 250 gram keo MV = dán được 07 cuộn vải.
* Dùng nước sạch, không dùng nước giếng nước nhiễm phèn vì giảm chất lượng keo.

Cách pha keo: Keo S-2000 pha với nước tỉ lệ 1/2

  • Đổ hết một bịch keo S-2000 vào xô nước (loại 5 lít).
  • Sau đó cho 1 lít nước (có thể dùng bịch keo S-2000 dung tích 2 lít để lường) vào và khuấy đều lên cho tới khi keo mịn không còn bị đóng cục.
  • Tiếp tục cho 1 lít nước vào và khuấy đều lên keo cho mịn.
  • Rồi lại tiếp tục cho thêm 2 lít nước vào và khuấy đều cho mịn lần cuối.
  • Cuối cùng cho 250 gram keo MV vào và khuấy đều lên một lần nữa là có thể tiến hành dán (được 07 cuộn). Phải nên pha từ 250 gram keo MV trở lên, không nên thấp hơn.
  • Sau đó quan sát tình trạng tường để đưa ra lượng keo MV thêm vào nhiều hay ít tương ứng vào kết quả quan sát: Tường Khô – Tường Thường - Tường Ẩm.
  • Còn 250gr keo MV còn lại để dành dán các góc cạnh và những nơi khó dán.

Bước 3: "Test" tường trước khi dán

Lấy một ít keo đã pha sẵn, pha thêm nước với tỉ lệ 1/1. Quét keo pha thêm nước này lên diện tích khoảng 200 cm2 (20cm x 10cm), quan sát xem mất thời gian bao lâu thì lớp keo quét lên bị tường hút hết?.

Nếu keo bị rút đi trong vòng 1-2 phút thì xác định là Tường Khô.

Phần diện tích tường khô này cần phải có một lượng keo pha riêng theo tỉ lệ nước 1/1 như trên để mục đích là giúp tường hút đủ nước và tăng thêm lượng keo, tránh trường hợp sau khi dán xong tường hút hết keo khiến vải không dính vào tường và bị phù. Lượng keo loãng này được lăn khắp khu vực tường khô và sau 3-5 phút lăn keo tỉ lệ bình thường và bắt đầu dán vải.

Nếu keo bị rút đi trong vòng 5-10 phút thì xác định là Tường Thường. Có thể tiến hành dán.

Nếu sờ tay lên tường cảm giác ẩm và đo bằng máy đo độ ẩm có kết quả > 15 độ thì cần cẩn trọng xử lý tường trước khi dán: có thể yêu cầu lăn dung dịch hạn chế độ ẩm độ kiềm hoặc yêu cầu chủ nhà xử lý tường ẩm; lót tấm nhựa ngăn ẩm. Sau đó tùy vào mức độ xử lý ẩm mà ta có cách pha keo phù hợp.

Nếu tường có sơn nước, sơn lót… Cần lưu ý sử dụng giấy nhám hạt thô để chà lên bề mặt sơn cho tường có độ nhám và độ bám keo, tăng cường pha thêm keo MV K-500 với 100gr là đủ dính tốt. Khi thi công, kỹ thuật lưu ý phải đảm bảo vải và tường được kết hợp chặt bằng cây lăn mí ép sát vào bề mặt tường.

Bước 4: Thi công dán vải

Bề mặt tường cần xử lý sạch, phẳng, không bụi bám, xử lý nấm mốc nếu cần. Các góc, cạnh, cột và đà nếu được vuông cạnh, sắc góc thì khi dán vải hoàn thiện sẽ tăng thêm tính thẩm mỹ cho toàn bộ công trình. Dùng dao cạo, trét bột matic, chà giấy nhám…

- Canh mực trên tường theo phương ngang và phương dọc, xác định điểm dán tấm đầu tiên. Dùng thước level hoặc thước laser để chuẩn tấm vải được dán thẳng đứng.

 

- Phải đo độ cao của tường trước khi cắt vải, sau đó cắt hàng loạt. Trong khi cắt nhớ đảo chiều tấm vải để khỏi lẫn lộn trong khi dán.

- Dùng Roler lăn keo lên bề mặt tường cần dán (không lăn keo lên vải). Nên chú ý bề mặt tường đang trong tình trạng khô hay ẩm để lăn keo cho thích hợp. Nếu bề mặt tường khô háo nước thì pha keo loãng thêm và lăn keo một lần sơ qua chờ tường rút hết nước, sau đó lăn keo lần thứ hai để đạt độ ẩm thích hợp trước khi dán.

- Dán vải trên nền các chất liệu khác như Mica, Kính hoặc tường đã lăn một lớp sơn lót thì độ rút keo vào trong không nhiều. Vì vậy người thợ dán cần chú ý khi thực hiện công đoạn lăn keo, không lăn keo quá nhiều sẽ mất thời gian cho việc lấy keo thừa ra. Dùng cọ lông quét keo vào những góc hẹp mà roler không lăn tới được.

- Đưa vải cần dán lên, theo phương thẳng đứng, có thể gấp zích zắc hoặc cuốn tròn cuộn vải để thả ra từ từ, tùy theo thói quen của người thợ dán. Canh mí cho chuẩn với dấu mực đã lấy trước đó.

- Dùng tấm gạt cứng vuốt đều từ trên xuống, từ giữa ra hai bên biên cho đến hết chiều dài tấm vải cần dán để lùa không khí và keo thừa giữa mặt vải và tường ra ngoài. Thao tác này cần kỹ lưỡng, đảm bảo được rằng, tất cả bề mặt vải phải được vuốt đến. Nếu có những chỗ bỏ sót không được vuốt bọt khí hay keo thừa thì sau này sẽ có hiện tượng nổi bong bóng.

 

- Dùng khăn sạch, nhúng nước vắt khô để lau những chỗ keo thừa tràn ra trên mặt vải. Cắt đi  phần vải thừa bằng dao rọc giấy. Dán tấm tiếp theo như cách cũ, chú ý đảo đầu vải đối với những mẫu trơn.

 

- Những chỗ ráp hai biên vải, sau khi thực hiện công đoạn vuốt keo thừa và bọt khí ra thì dùng cây lăn mí để rà soát lại những đoạn mí chưa khít ( nếu có).

- Xử lý gấp góc, cạnh, bậu cửa sổ, đà, cột v.v.. bằng cách dùng keo MV nguyên chất quét trực tiếp lên chỗ cần dán. Để cho bề mặt keo vừa ráo thì mới gấp vải vào.

 

0903 865 462